Ngày đăng:
13/02/2023
120
| Đọc bài viết |Bệnh lý amidan rất thường gặp trong chuyên khoa TMH, gặp ở tất cả mọi lứa tuổi.
Bệnh lý amidan bao gồm:
Viêm amidan cấp.
Viêm amidan mạn.
Bệnh lý u amidan
.
Viêm amidan cấp là tình trạng viêm nhiễm khuẩn giới hạn ở amidan, một bên hoặc cả hai bên, do vi khuẩn hoặc do vius.
Triệu chứng:
- Khởi phát đột ngột, sốt, sốt cao, rét run.
- Đau họng, nuốt đau, khó nuốt.
- Đau đầu, nhức mỏi, đau nhức các khớp.
- Khám: họng sung huyết, amidan to, có nhiều đám xuất huyết, có giã mạc màu trắng trên bề mặt amidan hoặc chỉ giới hạn ở các hốc.
- Hạch cổ.
- Xét nghiệm: công thức máu bach cầu tăng cao.
Biến chứng:
- Áp xe quanh amidan
- Viêm mủ hạch cổ.
- Viêm tai giữa.
- Viêm mũi xoang.
- Nhiễm trùng huyết.
Điều trị:
Chủ yếu là điều trị nội khoa: kháng sinh, kháng viêm, triệu chứng.
2. VIÊM AMIDAN MẠN:
Viêm amidan mạn biểu hiện bằng những đợt viêm amidan cấp tái hồi thường 4-5 đợt / năm, giữa các đợt không có triệu chứng lâm sàng hoặc có biểu hiện tình trạng viêm mạn tính kéo dài liên tục nhiều tuần.
Triệu chứng:
- Đau họng tái đi tái lại nhiều lần / năm.
- Những biểu hiện rối loạn toàn thân kèm theo: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau mỏi xương khớp.
- Hạch cổ thường to trong những đợt tái phát.
- Hơi thở hôi.
- Viêm xoang, viêm tai giữa trong những đợt viêm amidan tái hồi.
- Amidan quá phát gây khó nuốt, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Khám: amidan có thể to hoặc không to điều này không quan trọng. Ấn dọc amidan từ phía trụ trước thấy có chất bã đậu hoặc nhiều dịch mủ chảy ra từ các hốc, đây là dấu hiệu khách quan quan trọng.
Điều trị:
Viêm amidan mạn điều trị chủ yếu là bằng phẫu thuật cắt bỏ khối amidan viêm mạn 2 bên.
Chỉ định cắt amidan:
- Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây nên:
*Rối loạn giấc ngủ: ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ
*Rối loạn nuốt.
*Rối loạn phát âm.
*Bệnh lý tim do phổi (tâm phế)
*Chậm phát triển.
- Tiền sử : áp xe quanh amidan.
- Viêm amidan kèm theo bệnh thấp khớp, bệnh van tim hoặc viêm cầu thận cấp.
- Viêm amidan tái hồi nhiều đợt / năm.
- Viêm amidan mạn tính kéo dài không đáp ứng điều trị:
*Đau họng kéo dài.
* Viêm sưng hạch cổ kéo dài.
*Hơi thở hôi.
- Amidan quá phát không cân xứng, một bên to.
- Bất thường khớp cắn và tăng trưởng sọ mặt được chuyên khoa Răng Hàm Mặt xác nhận.
Chống chỉ định cắt amidan:
- Bệnh về máu: cơ địa chảy máu hoặc tình trạng thiếu máu.
- Bệnh nội khoa (toàn thân) chưa kiểm soát được có nguy cơ khi gây mê.
- Đang có nhiễm khuẩn cấp tính.
Chuẩn bị bệnh nhân cắt amidan:
Bệnh nhân có bệnh amidan đăng kí khám tại phòng Khám Tai Mũi Họng được Bác sỹ chuyên khoa khám nếu có chỉ định phẫu thuật sẻ được cho các xét nghiệm thường quy trước phẫu thuật theo quy định của Bộ Y tế.
Sau khi có kết quả xét nghiệm trong giới hạn cho phép phẫu thuật BS cho nhập viện.
Mời hội chẩn phẫu thuật.
Bệnh nhân phải nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6 giờ,
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT AMIDAN:
Có rất nhiều phương pháp cắt amidan hiện nay được thực hiện.
Hiện nay tại Bệnh Viện đa khoa tỉnh Kon Tum chúng tôi thực hiện cắt amidan bằng các phương pháp sau:
- Cắt amidan bắng dao điện đơn cực.
- Cắt amidan bằng dao điện lưỡng cực.
- Cắt amidan bằng dao siêu âm.
- Cắt amidan bằng Coblator ( chuẩn bị triển khai)
Tất cả thực hiện dưới gây mê nội khí quản.
Sau phẫu thuật bệnh nhân nói chuyện bình thường, không cần kiên nói.
4. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG SAU PHẪU THUẬT:
Bệnh nhân cắt amidan phải ăn uống đúng chế độ để tránh cháy máu:
+ ngày 1-2: uống sữa lạnh, ăn cháo xay để nguội.
+ ngày 3-4: ăn cháo loãng để nguội, có thịt bằm tán nhuyễn.
+ ngày 5-6: ăn cháo dặc nguội có thịt bằm, có rau xanh nấu chín.
+ ngày7-8: ăn cơm nhão có thịt, có rau canh.
+ ngày 9-10: ăn cơm bình thường để nguội.
Tránh thức ăn cay, chua, cứng, nóng.
5. CÁC BIÊN CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI CẮT AMIDAN:
+ Biến chứng liên quan đến gây mê: phản ứng dị ứng, shock thuốc mê. Các san chấn do đặt nội khí quản.
+ Chảy máu.
+ Phù nề và tắc nghẽn hô hấp.
+Đau.
+ Chấn thương do phẫu thuật.
+ Nhiễm khuẩn.
+ Rối loạn về nước và dinh dưỡng sau mổ
+ Thay đổi về giọng nói.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 . Nguyễn Hữu Khôi (2006), Viêm Họng, Amidan và V.A, Nhà Xuất bản Y học.
2. Nhan Trừng Sơn (2008), Tai Mũi Họng - quyển 2, Nhà xuất bản Y học.
Theo BSCKI Ngô Văn Minh - Phó Khoa TMH