Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe, điều trị về dinh dưỡng không thể thiếu được trong các biện pháp phòng và chữa bệnh. Dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm gánh nặng chi phí cho cả bệnh nhân và xã hội, đồng thời nâng cao được chất lượng trong điều trị tại bệnh viện. Vì vậy đã có thông tư TT08/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc hướng dẫn công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện. Chỉ thị 07/2001/CT-BYT ngày 05/07/2001 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc phục hồi và xây dựng khoa dinh dưỡng bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã quyết định thành lập khoa Dinh Dưỡng vào ngày 15/08/2007.
1. Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổ chức khám, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú. Theo dõi , đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú trong quá trình điều trị.
- Thực hiện các chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân nội trú.
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra , giám sát việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng đối với nhà cung cấp thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong bệnh viện.
- Tham gia hội chẩn dinh dưỡng và phối hợp điều trị bệnh nhân nặng bằng chế độ dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện.
- Tham gia đào tạo, huấn luyện và chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng tiết chế trong các hoạt động bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.
2. Cơ cấu tổ chức:
- Trưởng khoa : BS CKI : Nguyễn Thị Bích Thủy.
- Nhân sự:
+ Bác Sỹ: 02
+ CN Kinh tế: 02
+ Kỹ sư CNTP: 01
+ Cử Nhân CNTP: 01
+ KTV chế biến LT-TP: 02
+ KTV kiểm tra chất lượng LT – TP :01
+Thủ Quỹ: 01
+ Hộ Lý: 04
3. Cơ sở vật chất: gồm khu bếp một chiều thoáng rộng, 2 phòng Hành chính, 1 phòng trực, 1 phòng trưởng khoa , một nhà vệ sinh .. Tuy nhiên hiện chưa có phòng tư vấn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú.
4. Hoạt động chuyên môn và chuyên môn nổi bật:
- Khoa đã thực hiện ký hiệu mã chế độ ăn: chế độ ăn bình thường, chế độ ăn bệnh lý gồm bệnh đái tháo đường, bệnh thận và tiết niệu, bệnh tăng huyết áp và cháo dinh dưỡng. Chế dộ ăn được phục vụ cho các bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng theo quyết định số 58/2014/QD-UBND ngày 23/10/2014.
- Các bệnh nhân chưa được cung cấp suất ăn tại khoa và người nhà bệnh nhân thì ăn tại căng tin bệnh viện dưới sự giám sát quản lý của khoa dinh dưỡng hoặc tự chuẩn bị khẩu phần ăn.
- Hàng ngày khoa kiểm tra giám sát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu nhập vào tới khâu sơ chế, chế biến, cung cấp thức ăn cho bệnh nhân, lưu mẫu thức ăn trong 24h, từ khi khoa dinh dưỡng hoạt động đến nay chưa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn nào.
- Phối hợp với Bếp ăn từ thiện (BATT), hàng ngày phục vụ các suất ăn từ thiện cho bệnh nhân cơ nhỡ và người nhà bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện có hoàn cảnh khó khăn. Khoa phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng để cung cấp chế độ ăn cho đúng đối tượng bệnh nhân.
- Thực hiện tốt công tác quản lý BATT không để thất thoát, xây dựng kế hoạch truyền thông của BATT bệnh viện để cung cấp thông tin từ thiện kêu gọi lòng hảo tâm, sự đóng góp thường xuyên về kinh phí lương thực thực phẩm của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
5. Kỹ thuật mới triển khai trong năm tới:
- Xây dựng khoa Dinh Dưỡng thành một khoa đảm bảo nuôi dưỡng bệnh nhân ăn theo chế độ ăn của bệnh viện, phát triển chuyên sâu về tiết chế dinh dưỡng.
- Tổ chức các chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh như một chế độ điều trị. Phát triển thêm việc triển khai chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân ở các khoa lâm sàng. Tiến tới việc triển khai chế độ ăn bệnh lý cho toàn bệnh viện.
- Thành lập mạng lưới dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện với người bệnh là trung tâm, tất cả mọi hoạt động của đơn vị trong bệnh viện đều nhằm mục đích chung là phục vụ người bệnh.
- Xây dựng phòng tư vấn điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nội và ngoại trú, các bệnh lý cần có chế độ ăn điều trị, đặc biệt đối với bệnh mạn tính.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Từ khi thành lập đến nay Khoa Dinh dưỡng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy, Ban giám đốc, sự ủng hộ và hợp tác chặt chẽ các phòng chức năng, các khoa lâm sàng.Với điều kiện thuận lợi như vậy cùng với sự nhiệt tình năng động của đội ngũ nhân viên trong khoa, Khoa Dinh dưỡng đang tiến từng bước vững chắc hòa nhập với đà phát triển của bệnh viện.