Quên mật khẩu

Gọi cho chúng tôi: 060.3862573

Đăng nhập

Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM - CHI BỘ II

2017-06-09 09:58:31

TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH   VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM - CHI BỘ II

ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN TỈNH                                                                      ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

     CHI BỘ II

 

CHUYÊN ĐỀ CHI BỘ II:

TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

 VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

 

Thực hành tiết kiệm là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn mực đạo đức đó. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm đặc biệt làm theo tấm gương đạo đức của Bác là nội dung quan trọng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời là một trong những biện pháp thiết thực xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.

1.Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm.

Tiết kiệm là gì?

Theo Hồ Chí Minh tiết kiệm là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.

Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.

Vì sao phải tiết kiệm:

Để phục vụ và nâng cao đời sống cho người lao động tại đơn vị vì nếu chúng ta tiết kiệm chi thì ta có một khoản thặng dư để chia cho người lao động.

Để tăng thêm tiền vốn xây dựng Bệnh viện, làm cho Bệnh viện ngày càng hiện đại, văn minh đáp ứng phục vụ nhu cầu của người bệnh.

Nội dung của tiết kiệm:

Tiết kiệm sức lao động. Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2,3 người”.

Tiết kiệm thời giờ, thời gian. Một mạng sống của con người có khi chỉ tính theo từng phút, từng giây vì thế thời giờ, thời gian là vàng, là bạc.Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác.

Tiết kiệm tiền của. Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan đến tiết kiệm sức người, tiết kiệm thì giờ.

Ai cần phải tiết kiệm?.

Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm.

Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình: Hành chính thì tiết kiệm thời gian, giấy mực…, các khoa tiết kiệm thời gian, thủ tục hành chính cho người bệnh,… làm việc nhanh gọn, hiệu quả.

Ví dụ khi mua sắm ta cần chọn lọc những cái nào cần thiết phục vụ cho chuyên môn trước, phải sàng lọc theo thứ tự 1.2.3,… mua sắm xong về giao các khoa cũng cần phối hợp để quản lý và kiểm soát dùng như thế nào?, dùng có hiệu quả hay không?, …

2. Tấm gương mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực thực hành tiết kiệm trong đời sống cá nhân

Khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù trong chiến tranh ở chiến khu hay trong hoà bình tại thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống giản dị, tiết kiệm như một lẽ tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tiết kiệm tiền của, thời gian của cán bộ, nhân dân

Cả cụôc đời Bác sống giản dị, tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Đã có biết bao câu chuyện cảm động về tấm gương mẫu mực đó, từ những việc nhỏ như sử dụng chiếc phong bì vài lần, đi đôi dép lốp đã cũ, mặc chiếc áo đã sờn cổ…, đến chiếc ôtô, ngôi nhà sàn…

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm

Người đặc biệt yêu cầu phải triệt để tiết kiệm của công, của dân, của nước vì đó là mồ hôi của dân, xương máu của bộ đội, chiến sĩ…

Người yêu cầu phải tiết kiệm thời gian, giảm họp hành, tổ chức họp phải đúng giờ. Những câu chuyện kể về lời nhắc nhở của Bác đối với một vị tướng chủ trì hội nghị đến chậm 5 phút, phải “nhân 5 phút đến chậm đó đối với 500 người chờ đợi”.

Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người tiết kiệm để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói tiết kiệm là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Về phần mình, Người tiết kiệm để giành cho nhân dân. Người gương mẫu mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa để giành gạo cho dân đang đói; dùng tiền tiết kiệm được của riêng mình để giành tặng bộ đội.

Tấm gương đạo đức sống trong sạch, tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được báo chí nước ngoài nhiều lần nhắc đến. Bác là người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hoà nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo giản dị nhất, một phong cách mà phương tây coi là “thiếu nghi thức quyền lực”, “không theo thời trang”…cho đến ngày nay họ nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái khả năng hoà mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông…”

          3. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm tại Bệnh viện tỉnh:

Động viên tất cả cán bộ, Đảng viên, công chức, người lao động tham gia học tập chuyên đề về “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực hành tiết kiệm”.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo thống nhất cao về nhận thức tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Gắn với nội dung thực hành tiết kiệm trong thực tiễn, trong công việc đây được xem là phong trào thi đua để xét khen thưởng của từng người, từng khoa, phòng.

Động viên, lôi cuốn các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cùng tham gia, giúp đỡ, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hành tiết kiệm.

Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức và toàn thể mọi người dân quán triệt nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức Hồ Chí Minh "nói đi đôi với làm", phải "nêu gương" về đạo đức. Trước hết các đồng chí lãnh đạo các khoa, phòng phải nêu cao vai trò gương mẫu, tiên phong trong thực hành tiết kiệm.

Mỗi cá nhân, khoa phòng phải đặt những mục tiêu phấn đấu cụ thể. Căn cứ chỉ tiêu đó, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

            4. Đề xuất một số biện pháp thực hành tiết kiệm cụ thể tại Bệnh viện:

Thực hiện tốt  việc quản lý, sử dụng kinh phí tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng nhân lực và kinh phí trong đơn vị. Từ đó chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, bám sát nhiệm vụ được giao để phân kỳ thực hiện kinh phí hợp lý, đảm bảo thực hiện tiết kiệm trong điều kiện cho phép mà vẫn hoàn thành chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, trong quá trình thực hiện thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn thực hiện để đạt hiệu quả cao; Thành lập bộ phận thanh tra thường xuyên kiểm tra theo tháng, quý, năm kịp thời ngăn chặn những yếu kém, tồn tại và tiêu cực có thể xảy ra.

Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách trong năm. Các khoa, phòng chuyên môn chủ động xây dựng dự toán và kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Luôn luôn cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo thủ tục thanh quyết toán, Ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật…tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từng khoa, phòng.

Các đoàn thể quần chúng, Ban thanh tra nhân dân thường xuyên tham gia quản lý thực hiện ngân sách; rà soát, kiểm tra thực hiện Qui chế chi tiêu nội bộ; bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tế.

Đảm bảo chi đúng, chi đủ các khoản chi cho con người theo đúng chế độ, chính sách: Lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội…..;

Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng theo đúng Luật thi đua khen thưởng, thực hiện việc thi đua thưởng phạt rõ ràng, làm tốt được thưởng, làm sai, thất thoát bị phạt.

Thực hiện tốt việc mua sắm và quản lý kiểm tra khi sử dụng.

Làm tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nghiệp vụ hành chính như:

Sử dụng máy điện thoại: Phải tiết kiệm, quy trách nhiệm cho một người quản lý.

Vận động, quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, các khoa phòng sử dụng tiết kiệm điện, nước. Lãnh đạo các khoa, phòng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khoa phòng mình sử dụng đúng, đủ, tiết kiệm.

          Sử dụng các loại vật tư tiêu hao (như văn phòng phẩm, dụng cụ vệ sinh, …): Khoán hẳn cho các khoa phòng có quản lý, giám sát, kiểm tra.

          Sử dụng máy móc, thiết bị đúng mục đích, có hiệu quả, giữ gìn, bảo quản cẩn thận.

Thực hiện tốt quy định về quản lý, sử dụng phương tiện là xe ô tô phục vụ công tác và phục vụ người bệnh.

Giảm tối đa việc tổ chức các hội nghị; Tăng cường tổ chức kết hợp với triển khai công tác chuyên môn.

Thực hiện tốt Quy định về sử dụng máy vi tính, thiết bị văn phòng. Tập trung áp dụng phần mềm quản lý có hiệu quả, tiết kiệm song vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện tốt công tác phòng gian, bảo mật, quản lý tài sản công không để xảy ra trường hợp nào thất thoát tài sản, tài liệu.

Thực hiện tốt các quy định về tiếp khách theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.

Tổ chức học tập pháp luật hàng quý để nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến và nghiên cứu chế độ chính sách cho cán bộ, công chức trong cơ quan.

Sử dụng viên chức, người lao động đúng người, đúng việc phát huy được khả năng, sở trường của mỗi người tránh lãng phí thời gian và nguồn lực lao động.

Tăng cường quản lý thời gian làm việc của cán bộ, công chức; quy định rõ trách nhiệm của cá nhân trước tập thể, phân công phân nhiệm rõ ràng; Các khoa phòng rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy định chế độ làm việc, phân công nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức trong phòng.

Kết luận:

            Thực hiện tiết kiệm kinh phí là nội dung lớn cần quan tâm thực hiện và cần có sự đồng thuận, ý thức tự giác thực hiện, sự phối kết hợp tốt của các khoa phòng và trước hết là sự quản lý, điều hành của Lãnh đạo. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được và qua đó nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức và người lao động. Đặc biệt với thời đại hiện nay y học hiện đại là rất rất cần thiết trong xã hội do đó chúng ta cần thực hiện tiết kiệm để mua sắm máy móc hiện đại, nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh và làm cho Bệnh viện ngày càng văn minh, hiện đại hơn.