Quên mật khẩu

Gọi cho chúng tôi: 060.3862573

Đăng nhập

Sức khỏe thường thức

Giãn tĩnh mạch và những biến chứng nguy hiểm

2019-06-11 08:48:43

Giãn tĩnh mạch ở giai đoạn mới có thể chỉ gây nên những đau đớn, khó chịu, nặng mỏi, tê rần… nhưng nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng phức tạp, nguy hiểm như: Chân đổi màu, lở loét, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch…

 

 Thâm da 

Với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch lâu năm mà không được điều trị thích hợp, vùng da chân thường bị thâm. Tình trạng này là do máu vùng chân lưu thông kém, bị ứ đọng lâu ngày vùng tĩnh mạch dẫn tới thiểu dưỡng. Thâm da do giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, khó khăn trong lựa chọn trang phục.

 Chân lở loét 
Loét chân do suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng ống quyển hoặc vùng mắt cá chân. Bởi cấu tạo những vùng này chỉ có da bọc xương mà không có lớp cơ bên dưới nên máu đi nuôi ít và dinh dưỡng kém.
Tình trạng loét chân do giãn tĩnh mạch gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, việc đi lại vì vậy cũng khó khăn hơn, tính thẩm mỹ do vậy mà giảm đi. Nguy cơ nhiễm trùng ở những vết loét này là rất cao, việc điều trị tương đối phức tạp.

 Hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch 
Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là do máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi theo dòng máu, chảy về tim, từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não gây thiếu máu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim).

Cục máu đông di chuyển về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị giãn tĩnh mạch kịp thời, đúng phương pháp là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh này. Tùy thuộc vào từng cấp độ suy giãn tĩnh mạch mà bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
• Uống thuốc kết hợp mang vớ và tập các bài thể dục tốt cho lưu thông máu vùng chân.
• Phẫu thuật.
• Chích xơ tạo bọt.
• Điều trị bằng các phương pháp kỹ thuật cao như laser nội mạch, sóng cao tần.