Quên mật khẩu

Gọi cho chúng tôi: 060.3862573

Đăng nhập

Sức khỏe thường thức

Tầm quan trọng của điện tim gắng sức

2019-08-13 09:24:46

Điện tim gắng sức giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm

ThS.BS Phạm Minh

Khoa Nội tim mạch - Lão khoa

Điện tim gắng sức giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm

Điện tim gắng sức được  sử dụng với mục đích chẩn đoán bệnh tim, thiếu máu cục bộ hay đánh giá dự trữ tim phổi. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về nghiệm pháp này.

1. Đối tượng chỉ định/Chống chỉ định

1.1 Chỉ định

Bệnh lý động mạch vành

Các bất thường trên điện tim ở trên người bệnh không có các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra còn đau ngực không điển hình và liên quan nhiều đến gắng sức. Phát hiện bệnh ở những người có yếu tố nguy cơ cao bị bệnh lý động mạch vành.

Tăng huyết áp

Đánh giá những sự bất thường của các chỉ số huyết áp khi gắng sức. Và còn phát hiện ra những trường hợp người bệnh tăng huyết áp không điển hình.

Bệnh nhân mắc bệnh van tim và suy tim

Đối với những trường hợp bị loạn nhịp tim, sẽ đánh giá sự tiến triển theo gắng sức của các rối loạn kích thích đến ngoại tâm thu thất, nhĩ đã có thời gian nghỉ. Ngoài ra, còn với trường hợp trong hẹp hai lá mà triệu chứng cơ năng không rõ ràng hoặc nhận thấy suy tim nhẹ.

Suy mạch vành

Sau khi đã điều trị với thuốc hay can thiệp vào tái tưới máu.

Ngất xỉu, hồi hộp, đánh trống ngực

Cávđng viên ththao:

Đángiá khả năng gắng sc, xexét biu đồ vchỉ số huyết áp khi gắng sc.

1.2 Chống chỉ định

Tuyệt đối

·       Nhồi máu cơ tim mới xảy ra < 48 giờ.

·       Hẹp nhánh trái động mạch vành.

·       Đau thắt ngực không ổn định với cơn đau lúc nghỉ mới xảy ra.

·       Rối loạn nhịp nặng không kiểm soát được.

·       Hẹp van động mạch chủ.

·       Suy tim không kiểm soát được.

·       Tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch tiến triển.

·       Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc tiến triển.

·       Cục máu đông trong thất trái xuất hiện sau nhồi máu, nhất là cục máu có thể di chuyển.

·       Bệnh nhân tàn tật hoặc từ chối làm nghiệm pháp gắng sức.

Chống chỉ định tương đối

·       Hẹp van động mạch chủ nhẹ.

·       Rối loạn điện giải.

·       Tăng huyết áp hệ thống hoặc tăng áp động mạch phổi nặng hoặc không kiểm soát được.

·       Bệnh cơ tim phì đại và/hoặc tắc nghẽn.

·       Phình vách thất.

·       Bệnh nhân không hợp tác.

·       Blốc nhĩ-thất cấp II, cấp III.

·       Bệnh toàn thân đang tiến triển hoặc rối loạn tâm thần.

2. Các bước thực hiện điện tim gắng sức.

Bước 1: Chuẩn bị

Các nhân viên y tế thực hiện kỹ thuật sẽ gồm một bác sĩ khoa Nội tim mạch, và một điều dưỡng nội khoa đã được đào tạo sơ bộ.

·       Các dụng cụ bao gồm:

·       Xe đạp kế điều chỉnh bằng điện, loại egometer. Trên máy có gắn bộ phận để điều khiển tốc độ, thời gian dự kiến để người sử dụng tham gia nghiệm pháp, khoảng cách người đó thực hiện được.

·      

Bệnh nhân đang tiến hành nghiệm pháp gắng sức bằng xe đạp kế điều chỉnh bằng điện, loại egometer

·       Một máy ghi điện tâm đồ Cardifax ghi 6 chuyển đạo. Trên máy sẽ được lắp đặt màn hình tinh thể lỏng nhằm cho phép theo dõi được điện tâm đồ liên tục ở ba chuyển động chính. Ngoài ra, máy còn có sẵn chương trình vi tính để tự động ghi và tính mức độ chênh lệch của đoạn ST, sự thay đổi của các sóng và ghi tự động trên giấy lại tất cả các biểu hiện trên.

Máy ghi điện tâm đồ CardiMax ghi 6 chuyển đạo

·       Thuốc glycerin nitrate xịt dưới lưỡi (Nitromint, nati spray)

·       Điện cực dán theo dõi

·       Bình oxy cao áp cấp cứu

·       Tủ thuốc cấp cứu

·       Máy sốc điện ngoài

·       1 giường bệnh

·       Đối với người bệnh: cần giải thích chi tiết cho người bệnh mục đích của việc nghiệm phát và người bệnh phải đồng ý thực hiện nghiệm pháp. Lưu ý với người bệnh không được ăn uống trước 2 giờ khi tiến hành nghiệm pháp. Đặc biệt là không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café,... Các bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh và chỉ được ngừng khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Bước 2 Tiến hành

Người bnđưkhđng đạp xe đạp bắt đvới số vòng 60 vòng / phút, công suất 25w sau đó cứ 3 phútănmmgnsbng cách tăncông suất lên mỗi 25w/ 3 phút chtớ ikhđđưtstim lý thuyết hay códhibuphải ngừnNPGS

3. Biểu hiện bất thường cần tái khám sau khi đeo máy

·  Thay đổi huyết áp:
HA tâm thu giảm > 10mmHg
HA tâm thu tăng > 220 mmHg
HA tâm trương tăng > 120mmHg

·  Các triệu chứng cơ năng khác như:
Mất điều hoà, mất định hướng
Mệt
Khó thở
Vấn đề về kỹ thuật

·       Rối loạn nhịp tim như tim nhanh thất, tim nhanh trên thất vv.., ngất do cường phế vị, phù phổi cấp, tai biến mạch não ...

4. Ưu điểm phương pháp điện tim gắng sức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum

·       Hệ thống máy điện tim gắng sức rất tốt, kết nối đạp xe với bộ phận phân tích điện tim hiện đại ở từng thời điểm gắng sức.

·       Phương pháp thăm dò không chảy máu được sử dụng để phát hiện những tình trạng thiếu hụt cung cấp máu cho cơ tim khi tăng nhu cầu tưới máu bằng các biện pháp gây tiêu thụ thêm năng lượng có chuẩn hóa và cụ thể hóa biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và thay đổi điện tim hoặc siêu âm.

·       Được thực hiện bởi bác sỹ khoa Nội Tim mạch  - Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.