Quên mật khẩu

Gọi cho chúng tôi: 060.3862573

Đăng nhập

Sức khỏe thường thức

NHỮNG BẤT LỢI KHI NUÔI TRẺ BẰNG SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ

2020-10-19 08:57:45

--Hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2020 (16/10/2020-23/10/2020)----

1. Những bất lợi khi nuôi trẻ bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ.

-      Hạn chế gắn bó mẹ và con,làm giảm mối quan hệ gần gũi yêu thương giữa mẹ và con.

-      Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn hô hấp,vì thức ăn nhân tạo không có yếu tố kháng khuẩn.

-      Trẻ dễ bị dị ứng như chàm, hen suyễn và không dung nạp sữa.

-      Trẻ dễ bị tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài, do đặc điểm protein trong sữa động vật không phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thụ của trẻ.

-      Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu vitamin,đặc biệt là vitamin A, do trẻ ăn quá ít hoặc sữa quá loãng.

-      Trẻ ăn quá nhiều sữa nhân tạo sẽ gây thừa cân, béo phì.

-      Trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành ( tiểu đường, tim mạch…)

-      Chỉ số thông minh của trẻ thường thấp hơn so với trẻ nuôi bằng sữa mẹ.

 

2.  Những bất lợi khi cho trẻ bú bình và ngậm vú nhân tạo

-      Bình vú và vú ngậm nhân tạo dễ bị nhiễm khuẩn vì khó vệ sinh làm cho trẻ có nhiều nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

-      Trẻ quen với núm vú cao su và vú ngậm nhân tạo nên sẽ từ chối vú mẹ khi cho trẻ bú mẹ. Vì vậy trẻ sẽ bú ít đi làm giảm khả năng tạo sữa, dẫn đến bà mẹ không đủ sữa nuôi trẻ

3.     Các khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ

-      Cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Không cho trẻ uống các loại nước uống trước bữa bú đầu tiên như cam thảo, mật ong, nước đường hoặc sữa công thức hoặc tránh ảnh hưởng đến việc tạo sữa sau này của bà mẹ.

-      Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất kì thức ăn nước uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.

-      Cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Từ 6 tháng 24 tháng sữa mẹ vẫn là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Theo BS CKI Nguyễn Bích Thủy - BS Nhi khoa, Phó phụ trách Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.