Quên mật khẩu

Gọi cho chúng tôi: 060.3862573

Đăng nhập

Phòng chức năng

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

2015-07-29 17:34:58

  

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Phòng quản lý chất lượng bệnh viện Kon Tum có 11 nhân viên, trong đó có các tổ, bộ phận như sau:

  1.  Nhân sư phòng QLCL:

- Trưởng phòng: Bs Văn Đức Phong, Chuyên khoa I – nội khoa;

- Phó Phòng: Ds ĐH Trần Thị Phượng;

            - Nhân viên: 11 người;

            - Bác sỹ: 01

            - Dược sỹ: 01

            - Cử Nhân: 04

            - Điều dưỡng Trung học: 02

            - Điều dưỡng sơ cấp: 01

            - Kế toán trung học: 02

 

02.Tổ chức phòng gồm các tổ:

     -Tổ kiểm tra chứng từ thanh toán ra viện nội trú.

      - Tổ quản lý Website bệnh viện.

      - Tổ truyền thông – giáo dục sức khỏe (T3G).

     - Tổ thực hiện Quản lý chất lượng bệnh viện.

II. NHIỆM VỤ CỦA TỪNG TỔ - BỘ PHẬN:     

 1. Chức năng của Trưởng phòng/Phó phòng  QLCL:

a. Nhiệm vụ:

     - Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng/tổ quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng/tổ quản lý chất lượng.

     - Tổng kết, báo cáo hoạt động của phòng/tổ quản lý chất lượng, kết quả công tác cải tiến hất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh; 

     - Hỗ trợ các nhóm chất lượng tại các khoa, phòng thực hiện các đề án bảo đảm, cải tiến hất lượng;

     - Tham gia đánh giá chất lượng bệnh viện;

     - Làm thư ký của hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện.

b. Quyền hạn:

     - Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng kế hoạch quản lý chất lượng của bệnh viện;

     - Đề xuất với giám đốc việc khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân và tập thể trong thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng.

2. Tổ kiểm tra chứng từ thanh toán ra viện nội trú:

    Kiểm tra tính đúng , phù hợp; tính đầy đủ của số lượng dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư  y tế từ bảng kê thanh toán viện phí nội trú (Mẫu 02)  so với hồ sơ bệnh án. Qua đó đã góp phần lớn giảm được thất thoát chi phí khám chữa bệnh, đồng thời phối hợp với các khoa thực hiện tốt hơn các quy chế chuyên môn như: Hội chẩn, dùng thuốc, kê đơn …

3. Tổ quản lý Website bệnh viện:

    Bước đầu chịu trách nhiệm trong công tác thiết kế trang Web, chịu trách nhiệm đăng tải các nội dung đã được ban biên tập xét duyệt.

4. Tổ truyền thông giáo dục sức khỏe:

     - Đầu mối thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong toàn bệnh viện. Xây dựng kế hoạch truyền thông trong toàn bệnh viện. Nội dung truyền thông theo kế hoạch của Trung tâm truyền thông tỉnh Kon Tum, các văn bản Pháp luật liên quan đến ngành y tế, công tác khám chữa bệnh; tuyên truyền phòng chống bệnh dịch bệnh theo mùa, dịch bệnh nguy hiểm, phòng chống tai nạn rủi ro …

5. Tổ thực hiện Quản lý chất lượng bệnh viện:

    Là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho giám đốc, hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện:

      - Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình giám đốc phê duyệt;

     - Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;

     - Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;

      - Làm đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến hài lòng người bệnh;

     - Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;

      - Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng;

     - Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;

    - Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;

    - Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.

6. Nhiệm vụ quyền hạn của nhân viên Tổ QLCL:

a. Nhiệm vụ:

     - Thực hiện các nhiệm vụ theo bản mô tả vị trí việc làm của phòng/tổ quản lý chất lượng và các công việc khác theo sự phân công của trưởng phòng/tổ trưởng quản lý chất lượng bệnh viện;

     - Thu thập, phân tích, quản lý, bảo mật các dữ liệu liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện trong lĩnh vực được phân công;

     - Hỗ trợ các nhóm chất lượng tại các khoa, phòng thực hiện các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng;

     - Tham gia đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng và đánh giá chất lượng bệnh viện.

b. Quyền hạn:

     - Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện của các khoa, phòng;

     - Đôn đốc các cá nhân, đơn vị thực hiện các biện pháp khắc phục sau kiểm tra, giám sát;

     - Đề xuất khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng.

III. Tiềm năng và hướng phát triển
     - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự của Phòng Quản lý Chất lượng bệnh viện theo Thông tư số 19/2013/QĐ-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện;
     - Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng và Kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện;
     - Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch đánh giá sự hài lòng của người bệnh;
     - Thực hiện tốt việc đánh giá chất lượng bệnh viện dựa trên Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013;
     - Các giải pháp can thiệp nâng mức chất lượng của Bệnh viện thường xuyên được nâng lên 10% so với năm trước;
     - Tham mưu cho Giám đốc xây dựng các quy định về quản lý chất lượng bệnh viện;