Quên mật khẩu

Gọi cho chúng tôi: 060.3862573

Đăng nhập

Sức khỏe thường thức

Thủ tướng chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Mers-Cov

2015-07-29 17:55:56

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov).

 Công điện nêu rõ, dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona gây ra (gọi tắt là Mers-Cov) đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung Đông và đã lan đến nhiều quốc gia khác, trong đó đáng chú ý có những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines.

 Nhằm chủ động kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức y tế thế giới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh Mers-Cov để thông báo kịp thời về tính nguy hiểm, nguyên nhân lây bệnh, cách thức lan truyền và phương pháp phòng, chống dịch cho nhân dân biết để nhân dân chủ động phòng, chống dịch Mers-Cov; đánh giá, dự báo khả năng lây nhiễm vào Việt Nam để chủ động lên kế hoạch phòng, chống.

                                                                                          (MERS-CoV)

Việt Nam chuẩn bị ứng phó khẩn cấp với MERS-CoV

 Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch MERS-CoV khi ngày 3/6, số nhiễm MERS-CoV ở Hàn Quốc đã tăng lên 30 người, nhiều hơn 5 người so với một ngày trước đó, ngày 3/6, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về công tác phòng chống và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (MERS-CoV) nhằm đối phó với tình huống dịch bệnh MERS-CoV có thể xâm nhập vào Việt Nam. 

 Tại buổi làm việc, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, các bệnh dịch nguy hiểm (như dịch SARS, cúm A/H5N1…) xâm nhập vào Việt Nam thường được phát hiện từ bệnh viện. Bệnh dịch MERS-CoV có đặc điểm thời gian ủ bệnh lâu (14 ngày), các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, do đó, công tác khai thác thông tin, các yếu tố dịch tễ của người bệnh từ vùng có dịch, công tác khám chữa bệnh, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh trong bệnh viện đóng vai trò quan trọng và rất cần sự chia sẻ kinh nghiệm từ WHO.

 Theo các chuyên gia của WHO tại Việt Nam, từ dịch SARS cho thấy, kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý ca bệnh rất quan trọng. Các cán bộ y tế, người chăm sóc là những người có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh nên cần tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên khi tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng sốt, ho… Các khoa Khám bệnh cần có những hình ảnh tuyên truyền về những triệu chứng của bệnh MERS-CoV để nhiều người biết và chủ động khai báo thông tin với cán bộ y tế. Đặc biệt, các bệnh viện cần tăng cường năng lực quản lý lâm sàng các ca bệnh truyền nhiễm và có danh sách những bệnh viện có đủ năng lực quản lý ca bệnh để tập trung điều trị người bị nhiễm MERS-CoV.

 PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, ngày mai (4/6), Bộ Y tế sẽ đi kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Đoàn sẽ kiểm công tác chuyên môn, công tác cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, vấn đề mai táng, vệ sinh… trong bệnh viện.

 Cục sẽ chỉ đạo các bệnh viện tổ chức các lớp tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ phối hợp chặt với Cục Y tế dự phòng để cập nhật tình hình dịch bệnh cũng như người có nguy cơ từ vùng dịch về để quản lý và điều trị kịp thời.

http://vnmedia.vn/VN/doi-song/suc-khoe/thu-tuong-chi-dao-phong-chong-dich-benh-mers-cov-73-3809833.html

Ngày 16/6/2015

Tập huấn cho toàn bộ cán bộ y tế làm việc ở môi trường có thể tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm MERS - CoV ở tất cả các tuyến 15/06/2015

Sáng ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì họp đánh giá tình hình triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh MERS-CoV và kế hoạch trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp có GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và đại diện các tiểu ban phòng chống dịch bệnh, đại diện Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh Viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bắc Thăng long.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo: nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam và sẵn sàng cho các tình huống nguy cấp, các cán bộ y tế ở đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh thường trực 24/24 giờ, duy trì hoạt động đường dây nóng. Một trong các hoạt động cần được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là công tác truyền thông, khuyến cáo tới cộng đồng và cán bộ y tế để nâng cao tính chủ động trong phòng chống dịch bệnh. Do đó, các bệnh viện phải thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác thông tin đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bệnh viện, thực hiện cách ly, tổ chức phân luồng và khám bệnh hợp lý, đặc biệt đối với các trường hợp viêm đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ liên quan đến MERS-CoV đúng quy định.

Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tập huấn chuyên sâu với các nội dung chi tiết về hướng dẫn giám sát, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế, sàng lọc, cách ly, xử lý chất thải,…Bộ trưởng yêu cầu  các đơn vị triển khai công tác tập huấn đảm bảo 100% các cán bộ y tế trực tiếp thực hiện công tác liên quan từ tuyến trung ương đến cấp sơ sở để thực hiện tốt việc kiểm soát, phòng chống bệnh hữu hiệu ngay tại mỗi địa phương trên phạm vi cả nước.

 Ngày 18/6/2015

Tình hình dịch bệnh MERS-CoV đến ngày 17/6/2015

Ngày 17/6/2015, Hàn Quốc ghi nhận thêm 8 ca mắc mới và 1 trường hợp tử vong. Như vậy, từ ngày 20/5/2015 đến nay nước này đã ghi nhận 162 trường hợp mắc, 19 trường hợp tử vong.

Hiện nay, Hàn Quốc đang thử nhiệm điều trị MERS-CoV cho 2 bệnh nhân tại 2 bệnh viện bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi sau khi mắc bệnh MERS-CoV.

Tại châu Âu, Cơ quan chức năng Đức thông báo một người đàn ông 65 tuổi, là công dân nước này, đã tử vong do MERS-CoV vào ngày 6/6/2015. Bệnh nhân này có tiền sử đi du lịch tại Abu Dhabi và tiếp xúc với động vật sống tại chợ gia xúc tại Ả Rập Xê Út, sau đó quay về Đức từ tháng 2/2015. Hiện không có trường nào lây nhiễm tại Đức.

Tính đến 17/6/2015, tổng số mắc trên thế giới là: 1329 nhiễm MERS-CoV , 466 ca tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Việt Nam hiện chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Tải files đính kèm